Bắt đầu từ cầu Sài Gòn và kết thúc ở Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, trục đường Xa lộ Hà Nội sẽ có 10 khu chức năng với cảnh quan và không gian kiến trúc được quy hoạch, quản lý nghiêm ngặt.
UBND TP HCM vừa phê duyệt đồ án thiết kế đô thị tỷ lệ 1/2.000 và quy định quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan trục Xa lộ Hà Nội nhằm xây dựng tuyến cửa ngõ thành phố thành đường kiểu mẫu, hiện đại. Đồ án có phạm vi ở 11 phường tại các quận 2, 9 và Thủ Đức với diện tích hơn 577 ha, dài gần 15 km.
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, lý do cần phải chỉnh trang dọc tuyến xa lộ Hà Nội vì đây là một trong những tuyến đường chính của TP HCM, sẽ hình thành một số trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục lớn như Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, dự kiến rộng 200-300 ha; Khu công nghệ cao; Đại học Quốc gia; Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc (rộng 300-400 ha)… Giải pháp bền vững, hiệu quả để kết nối các trung tâm này là vận tải hành khách công cộng. Hiện, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với hơn 1/2 đoạn đường chạy qua xa lộ Hà Nội đã được TP HCM khởi công xây dựng như là một phần của kế hoạch này.
Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
Nút giao thông cầu vượt Trạm 2 tại giao lộ xa lộ Hà Nội - đường xuyên Á (xa lộ Đại Hàn) và đường vào khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Hữu Công |
Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
Mặt khác, sự xuất hiện của tuyến metro số 1 với tổng vốn xây dựng khoảng 2 tỷ USD cũng là lý do cần phải hình thành các trung tâm văn hóa, giáo dục lớn dọc tuyến đường để khai thác hiệu quả. Bên cạnh những trung tâm đã có, cần hình thành thêm các khu dân cư với độ nén cao từ việc chỉnh trang đô thị, giải tỏa các khu nhà lụp xụp, khu nhà thấp tầng gần đó. Cư dân ở đây và từ nơi khác đến làm việc sẽ là hành khách chính của tuyến metro số 1.
Theo đó, để xây dựng theo hướng phát triển khu trung tâm đa chức năng cấp thành phố tại khu vực cảng Phước Long, quận Thủ Đức (quy mô hơn 106ha), nhiều cơ sở công nghiệp và kho tàng ô nhiễm như nhà máy Xi măng Hà Tiên, Thép Miền Nam… cần phải di dời.
Một vấn đề khác được đặt ra là phải phát triển và kết nối hài hòa các trung tâm chuyên ngành của thành phố trên tuyến Xa lộ Hà Nội như: Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc tại phường An Phú (quận 2); Khu Công nghệ cao và Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc (quận 9); Khu Đại học Quốc gia. Đồng thời, hình thành các trung tâm giao thông công cộng tại các nhà ga Metro thông qua việc đề xuất các ưu tiên về hệ số sử dụng đất, khuyến khích đầu tư xây dựng các dự án đa chức năng.
Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
Xa lộ Hà Nội đoạn trước khu du lịch Suối Tiên (quận 9). Ảnh: Hữu Công
|
Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
Cụ thể, trong10 khu chức năng dọc tuyến Xa lộ Hà Nội thì Khu A (Thảo Điền), Khu B (An Phú), Khu C (Rạch Chiếc) là các khu chức năng xây dựng mới và chỉnh trang khu hiện hữu. Khu D (Phước Long) là khu đô thị với nhiều chức năng được tái thiết sau khi di dời các nhà máy, bến bãi gây ô nhiễm. Nhà cao tầng và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu sẽ là Khu E (Bình Thái). Khu F, G (Thủ Đức) là khu vực đặc trưng cảnh quan biệt thự Làng Đại học Thủ Đức, tập trung phát triển nhà ở; Khu H (Khu công nghệ cao) là khu đô thị hiện đại tập trung xung quanh nhà ga Metro. Cuối cùng sẽ là Khu K (Suối Tiên) và khu L (Bến xe Miền Đông).
Cùng với Xa lộ Hà Nội, UBND TP HCM đã phê duyệt dự án thiết kế đô thị riêng tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Trục đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (trục đường Phạm Văn Đồng) có chiều dài hơn 15 km và diện tích hơn 500 ha đi qua địa bàn 5 quận cũng với 10 khu chức năng.
Theo đó, dọc theo tuyến đường này sẽ hình thành trục phát triển đô thị hiện đại, hài hòa giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị. Một số các cơ sở công nghiệp cũ sẽ được di dời, chỉnh trang lại các khu dân cư chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng và cấu trúc đô thị chưa hoàn thiện. Đẩy mạnh việc phát triển các cụm công trình nhà ở kết hợp chức năng thương mại, dịch vụ… Đồng thời, việc bảo tồn và phát huy những khu vực cảnh quan, các khu vực công trình có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa như cảnh quan sông Sài Gòn, làng mai, đường Kinh Lý…
(VnExpress)
Trung tâm Thể dục Thể thao Rạch Chiếc, Khu công nghệ cao, Đại học Quốc gia, Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến metro số 1, xa lộ Hà Nội, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài
0 Nhận xét